Những ai nên tham dự khóa học
- Sinh viên sắp tốt nghiệp: Chưa có kiến thức chuyên môn
- Không muốn tốn thời gian cóp nhặt kiến thức vụn vặt trên mạng, không có hệ thống.
- Tăng tỷ lệ xin được việc với mức lương nhỉnh hơn các bạn đồng trang lứa do đã có kiến thức cơ bản, công ty không phải đào tạo nhiều.
- Mong muốn “thạo việc” sớm nhất có thể, kết thúc sớm quá trình học việc – thử việc để trở thành nhân viên chính thức, theo kịp tiến độ đặt ra của công ty.
- Kỹ sư mới đi làm từ 1-3 năm: Chưa vững kiến thức chuyên môn
- Trong quá trình làm việc vẫn còn gặp nhiều lỗi dẫn đến cấp trên chưa hài lòng, đối tác phàn nàn
- Thời gian để hoàn thành công việc lâu dẫn đến tình trạng không được giao nhiều việc, không tăng được lương.
- Kỹ sư Xây dựng, kỹ sư M&E, Kiến trúc sư: Mong muốn học thêm chuyên ngành khác để gia tăng thu nhập, hoặc bổ trợ cho công việc chính.
- Mặc dù đã có kiến thức nền nhưng để học thêm một mảng khác cũng tốn rất nhiều thời gian trong khi thời gian eo hẹp (dành cho công việc chính hoặc gia đình, người thân v.v…) cần nắm kiến thức mới nhanh nhất có thể.
- Quản lý, Giám sát, Phó giám đốc các công ty Xây dựng, M&E, Kiến trúc: Muốn có kiến thức cơ bản về mảng này để:
- Đàm phán, trao đổi được với đối tác mà không sợ khách hàng “qua mặt”
- Biết được nhân viên có làm “ẩu”, làm “chống đối” hay không
Lợi ích khóa học
- Nắm được toàn bộ kiến thức về hệ thống điện năng lượng mặt trời từ đó làm chủ được các vấn đề giải pháp thiết kế và thiết kế giải pháp thi công và thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái.
- Giảng viên và trung tâm đồng hành hỗ trợ giúp đỡ ngay trong công việc:
- Khi triển khai công việc trên dự án cần hỏi ý kiến, cần cung cấp thêm các tài liệu, cần tư vấn kỹ thuật … đều được giảng viên và trung tâm hỗ trợ.
- Hoàn toàn tự tin khi bước vào triển khai công việc, hạn chế các sai lầm do chưa có kinh nghiệm vì đã có người đồng hành.
- Trưởng thành nhanh chóng chỉ sau 1, 2 dự án vì luôn có người kèm giúp đỡ.
Nội dung khóa học (8 buổi)
Buổi 1: Trang bị kiến thức cơ bản về điện mặt trời
- Cơ sở lý thuyết về điện mặt trời
- Nguyên lý hoạt động trạm điện mặt trời áp mái
- Tiềm năng khai thác điện mặt trời ở Việt Nam
- Xu hướng và chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Buổi 2: Pin mặt trời
- Các loại pin mặt trời
- Thông số đặc trưng của pin mặt trời
- Phương án đấu nối pin mặt trời trên mái nhà
- Xu hướng chế tạo pin mặt trời
Buổi 3: Inverter nối lưới dùng cho điện mặt trời áp mái
- Các loại inverter nối lưới
- Thông số đặc trưng của inverter nối lưới
- Phương án lựa chọn inverter nối lưới
- Xu hướng chế tạo inverter nối lưới
Buổi 4: Giải pháp thiết kế cho các loại trạm điện mặt trời áp mái
- Công tác khảo sát
- Tính toán năng lượng
- Phân tích và chọn giải pháp tối ưu: hoà lưới, hoà lưới bám tải, hoà lưới bám tải có lưu trữ, hệ độc lập
- Giải pháp bố trí và đấu nối pin mặt trời, inverter
- Giải pháp khung giá đỡ
- Lưu ý trong bố trí pin mặt trời trên mái nhà
- Lưu ý đấu nối điện lưới
Buổi 5: Triển khai thi công
- Thời gian và trình tự thi công
- Thiết bị phục vụ thi công
- Nhân lực phục vụ thi công
- Tiến độ thực hiện
- An toàn thi công
- Công tác phòng cháy chữa cháy
Buổi 6: Vận hành và bảo dưỡng trạm điện mặt trời áp mái
- Vận hành hệ thống
- Giám sát hoạt động
- Thời gian bảo dưỡng
- Nội dung bảo dưỡng
- Thiết bị vệ sinh tấm pin mặt trời
Buổi 7: Vấn đề tài chính và nhu cầu năng luộng trong hệ thống sử dụng ĐMT
- Đánh giá nhu cầu tiêu thụ năng lượng
- Chọn giải pháp đầu tư phù hợp
- Chi phí, hoàn vốn và tiện ích
Buổi 8: Kiểm tra, thảo luận và tổng kết